Men lá Thái An, sự kết hợp từ 46 vị thuốc nam cùng men giống được tuyển chọn từ những bánh men lá cổ truyền của người đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam.
Nguồn men giống sử dụng làm men lá được phân lập, nuôi cấy, nhân giống tại Khoa Công nghệ sinh học – Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam. Men lá Thái An là sự hòa quyện giữa giá trị truyền thống (bài thuốc quý cổ truyền của người đồng bào vùng cao) và nền tảng khoa học công nghệ (giá trị hiện đại).
Sự kết hợp này không chỉ giữ trọn hương vị hậu vị của bánh men lá mà hơn hết giúp cải thiện những “điểm khó” trước nay, giúp quá trình làm rượu bằng dòng men này dễ hơn, sản lượng đạt tốt hơn và trở thành sản phẩm thương mại đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn hàng hoá như: Bao bì, tem nhãn, bản công bố tiêu chuẩn chất lượng và hoá đơn GTGT.
Thông tin về Men lá Thái An
Chỉ tiêu chất lượng – Thành phần
– Độ ẩm: ≤ 14%/g
– Nấm men: < 10^9 CFU/g
– Hàm lượng đường: < 12%
Thành phần: Bột gạo, cám gạo, bài thuốc nam (46 vị), nấm sợi, nấm men Saccharomyces cerevisiae, giả nấm men, lợi khuẩn …
– Tỷ lệ men: 2.5 đến 3kg/100kg nguyên liệu.
Ưu điểm của men lá Thái An
+ Rượu có mùi thơm nhẹ nhàng, vị ngọt mát, mang lại cảm giác dễ chịu sau khi uống.
+ Hậu vị ngọt, êm mềm …
+ Sản lượng cao: Lên men đúng quy trình sẽ cho sản lượng từ 100 – 125 lít 40%Vol. (Độ thủy kế trong môi trường nhiệt độ 20oC).
+ Dễ làm, bắt men tốt.
Sự khác biệt trong quy trình sản xuất men lá Thái An
Men lá Thái An với tiêu chuẩn sản xuất “5 Có”:
– Nguồn men giống nổi bật: Men giống được tuyển chọn từ những bánh men lá cổ truyền, những bánh men này được phân lập, nuôi cây chọn lọc ra những chủng nấm men nấm mốc có nhiều ưu điểm để nhân giống giữ giống, tại khoa công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam.
– Môi trường cơ chất nhân giống nấm men sử dụng bài thuốc gồm 46 vị thuốc nam được người đồng bào sử dụn.
– Quy trình sản xuất khép kín, thiết bị đồng bộ, môi trường đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, hạn chế tối đa nhiễm khuẩn trong quá trình nhân giống.
– Toàn bộ các lô sản xuất đều được kiểm tra, KCS trước khi xuất xưởng. Mỗi lô sản xuất đều được lưu mẫu và nuôi cấy đếm số lượng khuẩn lạc, mặt khác tại trung tâm sản xuất men có khu vực cho sản xuất rượu nhằm kiểm chứng thực tế chất lượng mỗi mẻ men.
-Sản phẩm men được sấy khô trong phòng sấy kiểm soát nhiệt độ thấp trong thời gian dài, không chịu tác động yếu tố thời tiết.
Hướng dẫn sử dụng
– Rắc đều men trên bề mặt cơm/ngô (cơm/ngô đã được nấu chín hoàn toàn, đủ nước và tãi nguội). Nhiệt độ của cơm/ ngô khi rắc men không nóng quá 28-32 độ C. Cơm/ngô trộn men đưa vào khay lên men chuyên dụng hoặc chậu, phủ vải mềm hoặc nilon tránh khô bề mặt. Thời gian lên men sơ cấp (ủ khô) từ 48-72 giờ.
Khi cơm/ngô nhuyễn có nhiều dịch đường chuyển sang bồn lên men thứ cấp, tiếp tục ủ khô trong 24 giờ sau đó cho 180-220 lít nước sạch RO/ 100kg gạo. Trong 2-3 ngày đầu khi cho nước, nắp bồn mở hoàn toàn, khuấy đảo cho thoát nhiệt, từ ngày thứ 3 thứ 4 trở đi đậy nắp bồn kín và lắp van khóa khí một chiều. Thời gian lên men thứ cấp (ủ ướt) từ 12-15 ngày, có thể để thời gian dài hơn.
Bảo quản: Nơi thoáng mát, trong môi trường có nhiệt độ thấp hơn 30°C, tránh ánh sáng trực tiếp.
Lưu ý khi sử dụng men
Men lá Thái An, dòng men cao cấp sử dụng nấm men thuần chủng Việt Nam và 46 vị dược liệu quý. Do đó khi sử dụng cần lưu ý:
– Kiểm soát nhiệt độ phòng ủ từ 28-32 độ C, môi trường lên men đảm bảo ATVSTP, tránh nhiễm khuẩn.
– Trong 2-3 ngày đầy ủ ướt nên mở nắp bồn, khuấy đảo 4-5 lần/ ngày giúp dịch lên men không bị nóng.