Giải nghĩa cho tên gọi ‘Rượu quốc lủi”

Chẳng biết rượu có từ khi nào, song nó trở thành nét văn hóa ẩm thực được lưu truyền tới ngày nay. Trong những lúc “chén tạc chén thù”, người xưa thường hay nhắc về thứ rượu “quốc lủi” như ghi nhớ về một thời gian khó.

“Hai rang, hai luộc, một lòng

Hai bát chuối nấu để vòng xung quanh

Lại thêm một đĩa dưa hành

Một chai “quốc lủi” là thành cỗ to”

Từ xa xưa ở nước ta, dù mâm cao cỗ đầy đến mấy cũng không thể thiếu bóng dáng chai rượu quê đùng đục, dùng lá chuối làm nút. Chất rượu cay nồng ở đầu lưỡi, tê tê nơi hầu vị khiến người ta chuếnh choáng, lâng lâng. Chẳng biết rượu có từ khi nào, song nó trở thành nét văn hóa ẩm thực được lưu truyền tới ngày nay. Trong những lúc “chén tạc chén thù”, người xưa thường hay nhắc về thứ rượu “quốc lủi” như ghi nhớ về một thời gian khó.

“Quốc lủi” là từ mang tính khẩu ngữ và chứa đựng trong đó là yếu tố lịch sử dân tộc. Quốc là nước, dân tộc còn lủi là một hành động chui luồn, tìm chỗ khuất mà chốn mà nấp. Thời pháp thuộc, việc nấu rượu là “quốc cấm”, phạm pháp nên dân ta thường phải nấu lậu. Trong một số tác phẩm văn học như Tắt Đèn của Ngô Tất Tố từng miêu tả cảnh quan ta, quan Tây đi bắt rượu lậu, song cái thứ dược gọi là “ Quốc lủi” ấy vẫn được người ta bí mật “nấu chui nấu lủi” để qua mặt nhà chức trách.

Thời kỳ “ toàn dân kháng chiến, toàn Quốc kháng chiến” thời buổi “thóc cao gạo kém” lương thực không thể lãng phí nên nhà nước cũng cấm nấu rượu để tiết kiệm lương thực. Lúc bấy giờ, dân ta tìm đủ mọi cách để chở rượu lậu, thậm chí cả việc cấm kỵ là nhét rượu vào áo quan người chết để sướng cái miệng.

Rượu Quốc lủi trở thành miền ký ức thân thương của nhiều người.
Rượu “Quốc lủi” hay “Cuốc lủi”?

Hay nhiều làng nấu rượu cũng lập cho mình cách báo hiệu riêng mỗi khi có động. Có lẽ dựa vào điểm thú vị này mà người xưa đã gọi rượu là “quốc lủi”.

Về chính tả, có hai cách viết “quốc lủi” và “cuốc lủi”. Trong tiếng Việt, “quốc” và “cuốc’ đọc đồng âm song nghĩa trái ngược nhau. “Quốc” là nước (quốc gia, dân tộc) còn “cuốc” là loại chim nhỏ, chuyên chui lủi ở bờ tre bụi rậm. Vì hành động chui lủi thường liên tưởng tới con cuốc nên dân gian thường dùng “cuốc lủi” cho dễ bề ghi nhớ.

Ngay nay, rượu không còn bị cấm đoán và việc lưu thông buôn bán cũng đã cởi mở hơn, tạo đà cho sự phát triển của các loại đồ uống có cồn. Rượu quê, rượu truyền thống cũng được đà phát triển, mở rộng với đầy đủ hương vị, mẫu mã, thương hiệu.

Giữa hàng trăm nghìn sản phẩm thức uống và sự ồ ạt của rượu Tây, song rượu quê – thứ rượu được nấu từ gạp nếp cái hoa vàng cùng men bắc thơm lừng vẫn giữ vị thế vững chắc, là nét văn hóa ẩm thực độc đáo của người Việt. Sự tồn tại, phát triển của rượu quê, rượu truyền thống là “di chứng” của một thời khiến chúng ta càng thêm trân quý.

Ban biên tập: Thiết Bị Thái An

0/5 (0 Reviews)
0982.216.101