Rượu được xem là nét văn hóa ẩm thực, thứ đồ uống không thể thiếu của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Song mỗi quốc gia đều có những điểm khác nhau tạo nên nét đặc trưng làm nên văn hóa uống rượu Tây – Ta phong phú.
Văn hóa rượu Tây
Rượu Tây là rượu của các nước phương Tây, song dân ta thường gọi tắt là “rượu Tây”. Những quốc gia này được xem là cái nôi sản xuất và cho ra đời những loại rượu vang, rượu hoa quả thượng hạng nổi tiếng thế giới. Rượu Tây không uống để say mà để thưởng thức, cảm nhận hương vị của rượu và đó được xem như một môn nghệ thuật đầy tinh tế.
Thông thường, người phương Tây thường uống rượu vào bữa ăn sáng hoặc ăn tối, bởi đây là thời điểm thích hợp giúp kích thích giác quan con người. Rượu Tây phù hợp với mọi loại đồ ăn. Nguyên tắc cơ bản khi chọn thức uống này là dùng thịt đỏ với rượu đỏ, thịt trắng với rượu trắng.
Khi uống, người ta sẽ bắt đầu bằng rượu vang trẻ và kết thúc bằng một ly rượu vang lâu năm. Cách nếm ly rượu cũng được thực hiện tuần tự là cầm ly lên soi màu áo của rượu, sau đó lắc nhẹ vài vòng để kiểm tra dấu rượu bám vào thành ly bên trong. Tiếp đó, người thưởng sẽ đưa rượu lên mũi ngửi trước khi ngậm một ngụm, giữ lại trong miệng vài giây trước khi nuốt.
Tóm lại, để có thể cảm nhận hết cái đẹp, cái hay của rượu Tây cần trải qua một quá trình phức tạp và mất nhiều công nghiên cứu. Văn hóa uống rượu Tây được nâng lên tầm cao mới và trở thành môn nghệ thuật tinh tế.
Văn hóa rượu Việt
Trái với các nước phương Tây, ở Việt Nam – quốc gia có nền văn hóa lúa nước đặc trưng – nên đồ uống có cồn phần đa được chiết xuất từ gạo . Thời xưa, uống rượu được xem là tửu đạo và thường chỉ có những người tri kỷ mới uống với nhau, trong một không gian nên thơ.
Tuy nhiên hiện nay, văn hóa uống rượu đó không còn tồn tại. Rượu trở thành thứ thức uống vừa gần gũi quen thuộc, vừa linh thiêng. Nó là “thực thể” có hồn, hiện hữu và là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của dân Việt.
Nếu như nước ngoài xem việc uống rượu là lễ nghi sang trọng thì trong tâm thức người Việt, rượu là nét đẹp về sự gần gũi, thoải mái, không câu nệ, chấp chước và rất chân thành. Người Việt uống rượu cũng rất đơn giản, chỉ bằng một cái chén nhỏ, chén mắt trâu.
Trên bàn rượu, họ không nói nhiều và cũng chẳng mấy khi chúc nhau những câu nói hoa mỹ mà chỉ dùng “Dô…ô….ô” hay “1…2…3…dô” cũng đủ thay cho câu chào, lời chúc sức khỏe, chia sẻ niềm vui, thể hiện tình bạn thân thiết.
Ban biên tập: Thiết bị Thái An