4 cách phân biệt rượu truyền thống và rượu pha chế

Từ ngàn đời xưa, rượu là thứ đồ uống gần gũi, quen thuộc xuất hiện ở hầu hết các bữa tiệc liên hoan, lễ hội hay trong những bữa cơm hàng ngày. Rượu là người bạn tâm giao giúp con người quên đi nhân tình thế thái, là bạn đồng hành và gắn kết thêm tình bằng hữu.

Rượu quê, rượu truyền thống phần lớn là rượu nếp, được nấu từ những hạt nếp cái hoa vàng còn nguyên lớp vỏ lụa cùng với men 36 vị thuốc bắc. Để nấu được rượu ngon quả thật không đơn giản chút nào. Gạo nếp sau khi được nấu chín sẽ mang đi để nguội, rắc bột men sau đó đem đi ủ. Thông thường quá trình ủ sẽ kéo dài trong khoảng 15 đến 20 ngày, có mùi thơm đặc trưng lan tỏa khắp gian nhà. Sau chuỗi ngày kỳ công sẽ cho ra thành phẩm là thứ đồ uống cay cay đầu lưỡi, ngọt thơm hậu vị khiến bao người say mê quyến luyến.

Đặc biệt, ngày nay rượu không chỉ ngon mà còn đảm bảo các chỉ tiêu hoá học cho một số tạp chất, rượu sẽ được chưng cất bằng tháp chưng cất đa tầng theo công nghệ của Châu Âu. Với Tháp chưng cất rượu Thái An, rượu thành phẩm luôn giữ được hương thơm và nguyên vẹn vị nguyên bản của nguyên liệu.

Tuy nhiên, bức tranh thương mại cạnh tranh thời nào cũng có. Trên thị trường không thiếu những sản phẩm rượu pha cồn, rượu giả. Trong những chai rượu ấy chứa ẩn trong mình những tạp chất như Methanol, Aldehyt… ở hàm lượng cao. Bởi làm ra chúng không cầu kỳ, dễ pha chế, chi phí sản xuất thấp, nên vì lợi nhuận. Từ những chai rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ ấy đã gây ra biết bao vụ ngộ độc rượu, làm người tiêu dùng dần mất đi niềm tin với rượu truyền thống.

Dưới đây là một vài gợi ý để quý vị nhận biết giữa rượu truyền thống với các dòng rượu pha chế

Cách 1: Lật ngược chai rượu và quan sát bọt khí nổi lên

Rượu truyền thống:

Bọt khí mịn và đều, di chuyển chậm không theo phương thẳng đứng mà lan tòa xung quanh rồi nổi dần lên. Nhìn phía trên sẽ thấy bọt khí lớn hơn chút hơn bám vào thành chai.

Rượu pha chế:

Bọt khí to hơn, có xu hướng nổi lên theo chiều thẳng đứng, với tốc độ nhanh.

Quan sát bọt khí ở chai rượu là cách phân biệt rượu quê và rượu pha chế.
Lật ngược chai rượu và quan sát để xác định rượu quê hay rượu pha chế.

Cách 2: Để rượu vào tủ đá trong vòng 24h

Rượu truyền thống:

Không bị đông đá

Rượu pha chế:

Bị đông đá một phần.

Có mấy cách phân biệt rượu quê và rượu pha chế?
Để rượu vào tủ đá cũng là cách phân biệt rượu quê và rượu pha chế.

Cách 3: Đổ chút rượu vào 2 lòng bàn tay, xát mạnh rồi ngửi

Rượu truyền thống:

Rượu vẫn có mùi thơm nồng lưu lại trên tay và thơm lâu.

Rượu pha chế:

Cồn bốc hơi nhanh nên chỉ một lúc sau là không còn ngửi thấy mùi.

Với Tháp chưng cất rượu Thái An, rượu thành phẩm luôn giữ được hương thơm và nguyên vẹn vị nguyên bản của nguyên liệu.
Đổ rượu vào lòng bàn tay rồi xoa nhẹ.

Cách 4: Nếm thử

Rượu truyền thống:

Rượu êm, không bị sốc mà say từ từ, khi tỉnh dậy không đau đầu hay háo nước.

Rượu pha chế:

Đau đầu sau khi uống, người háo nước dữ dội.

Uống thử cũng là cách nhận biết rượu quê và rượu pha chế.
Rượu quê không bị đau đầu sau khi uống.

Để tránh mua phải rượu giả, rượu kém chất lượng, Thái An gợi ý cho các bạn một số thương hiệu rượu truyền thống đạt chuẩn của Bộ y tế, được nhiều khách hàng tin dùng như Long Trang (Lạng Sơn), rượu Đức Dương (Thạch Thất), rượu Trinh Nữ (Thái Nguyên)…

Đặc biệt không thể bỏ qua thương hiệu Rượu Nếp Cũ hay còn gọi là Rượu Mẹ Nấu (Bắc Ninh). Rượu Nếp Cũ sử dụng nguyên liệu là những hạt gạo nếp cái hoa vàng, kết hợp cùng men thuốc bắc cho ra thành phẩm là những giọt rượu cay nồng, đặc trưng mùi thuốc bắc. Khi thưởng thức, người uống sẽ cảm nhận rõ vị thuốc bắc, ngọt dịu, đằm nơi cổ họng.

Chúc các bạn lựa chọn được thức uống chuẩn hương vị, đảm bảo sức khỏe và hãy là người tiêu dùng thông thái khi sử dụng rượu.

Ban biên tập: Thiết bị Thái An

0/5 (0 Reviews)
0982.216.101